Hướng dẫn cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả nhất

Mua Sơn Nước Chính Hãng Đà Lạt – Chất Lượng Tốt, Giá Cạnh Tranh, Giao Hàng Nhanh Chóng

Tư vấn 1 0971674176

Tư vấn 2 0705939331

Hướng dẫn cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả nhất
05/08/2022 10:56 AM 886 Lượt xem

    Nguyên nhân tường bị thấm nước là gì?
    Thấm nước là tình trạng nước từ bên ngoài ngấm vào bên trong bức tường qua các phân tử. Từ đó, khiến cho cấu trúc bức tường ở bên trong bị phá hỏng hoặc thậm chí là gây mất thẩm mỹ cho không gian nội thất khi thấm ngược vào bên trong. Nguyên nhân khiến cho tường, trần nhà bị thấm nước thì có rất nhiều. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như: 

    - Mái nhà cũ, xuống cấp, nứt vỡ khiến cho hơi ẩm, nước mưa thấm xuống tường, trần nhà. 

    - Ngôi nhà có nhiều vết nứt chân chim nên nước chạy theo mạch nứt thấm vào sâu bên trong tường, trần nhà. 

    Cách làm khô tường bị ẩm là bạn cần xử lý triệt để từ bên trong và tìm ra nguyên nhân nước luồng vào trong.

    Thông thường, tình trạng thấm nước thường xảy ra ở trần, sàn nhà vệ sinh hoặc những mặt tường xung quanh. Bởi ở những vị trí này thường là có hệ thống thoát nước không đảm bảo, sàn, trần vỡ, nứt, cũ. Tình trạng thấm nước không chỉ khiến cho tính thẩm mỹ của không gian nội thất bị ảnh hưởng, gây nhiều bất tiện cho những người sinh sống bên trong mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh dễ dàng phát triển, xâm nhập gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người. 

    Tác hại khi không xử lý chống thấm tường nhà ngay

    - Cấu trúc ngôi nhà bị xuống cấp: xuất hiện các vết nứt của bê tông, các vết bong tróc,... là những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn đang xuống cấp và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm đến bất kỳ lúc nào.

    - Làm mất thẩm mỹ ngôi nhà: Các vết nứt, ố vàng trên tường hay bị rêu mốc sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn bị mất đi tính mỹ quan.

    - Có nguy cơ cháy nổ, chập điện: Khi nước thấm qua tường nhà, thì những ổ điện cũng sẽ bị ẩm ướt, dẫn đến hư hỏng, làm giảm chức năng dẫn điện đến các thiết bị. Dễ dẫn đến nhiễm điện và có thể gây ra chập điện.

    - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nếu sống trong môi trường bị ẩm mốc quá lâu thì sẽ dễ bị vi rút xâm hại vào cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp và bệnh ngoài da.

    Cách xử lý chống thấm tường nhà cũ, xử lý tường bị thấm , cách xử lý tường nhà bị thấm nước mưa

    Căn nhà đã sử dụng lâu năm sẽ khó có thể tránh được tình trạng thấm, dột tường, trần. Vậy nên, việc xử lý chống thấm tường nhà cũ là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết về cách xử lý tường bị rỉ nước mà bạn nên tham khảo: 

    - Bước 1: Tiến hành vệ sinh, loại bỏ rong rêu, lớp sơn cũ trên bề mặt của khu vực bị thấm nước. 

    - Bước 2: Xác định chính xác những vết hở, vết nứt trên bề mặt tường, trần nhà. 

    - Bước 3: Sử dụng loại vữa ngoại thất chuyên dụng để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà. 

    - Bước 4: Sử dụng sơn chống thấm phủ từ 1 - 3 lớp sơn để xử lý bề mặt trần, tường nhà. 

    Chuẩn bị bề mặt

    Loại bỏ các tạp chất, nước đọng, dầu nhớt, rêu và các lớp sơn cũ. Phải rửa sạch bề mặt bằng nước và để khô hoàn toàn. Các vết nứt, đường nứt của bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ.

    Thi công

    - Không được pha loãng. Trộn đều theo tỷ lệ 1:1

    - Đặt hỗn hợp lên vị trí cần xử lý, nhấn nhẹ để keo AB len sâu vào vết nứt, sau đó làm phẳng bề mặt..

    - Nếu vết nứt sâu hoặc rộng nên chia làm nhiều lần trám để tránh vật liệu co rút và nứt.

    - Keo AB sau khi trộn nên sử dụng trong khoảng 30 phút ở nhiệt độ (25°C).

    Cách chống thấm dột trần nhà

    Nguyên nhân khiến cho trần nhà bị dột thì có rất nhiều trong quá trình sử dụng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do:

    - Ống thoát nước bị tràn hoặc bị rò rỉ khi trời mưa. 

    - Hộp kỹ thuật lâu ngày không được bảo dưỡng, hư hỏng, nứt vỡ.

    - Trần nhà chống thấm sai kỹ thuật hoặc không được chống thấm ngay từ ban đầu nên khiến cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng. 

    **Nếu lý do khiến cho trần nhà bị dột là do lớp chống thấm thì bạn có thể xử lý bằng cách: 

    - Bước 1: Bạn tiến hành vệ sinh, loại bỏ rong rêu, lớp sơn cũ trên bề mặt trần nhà.

    - Bước 2: Xác định chính xác những vết hở, vết nứt và sử dụng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần nhà. 

    - Bước 3: Dùng sơn chống thấm lăn lại từ 1 - 3 lớp sơn để xử lý bề mặt trần. 

    **Còn nếu nguyên nhân là do hệ thống thoát nước và chưa có biện pháp che chắn cho bề mặt tường phù hợp thì bạn hãy khắc phục theo biện pháp sau:

    Gia cố hệ thống thoát nước để xử lý tường bị thấm

    Bên cạnh những tác động do thiên nhiên thì nguyên nhân khiến cho trần nhà bị dột chính là hệ thống thoát nước bị tràn hoặc rò rỉ khi trời mưa. Vậy nên, gia chủ hãy thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống thoát nước. Nếu có dấu hiệu nứt vỡ, rò rỉ thì cần phải thay ngay lập tức để không khiến cho lớp sơn bị hỏng khi nước tràn ra. 

    Bên cạnh đó, sau mỗi trận mưa thì bạn cũng cần phải kiểm tra hệ thống thoát nước để trần nhà không bị dột. Bởi nếu như đường ống bị tắc nghẽn bởi rác, bụi bẩn cũng sẽ khiến cho nước thấm xuống trần. Từ đó khiến cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi bên trong không gian sống. 

    Che chắn cho bề mặt trần nhà

    Cách xử lý dột trần nhà bằng cách che chắn cho trần nhà là một trong những điều vô cùng cần thiết sau khi bảo dưỡng, khắc phục những vị trí bị thấm, dột. Một số biện pháp che chắn trần hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay chính là: Làm mái hiện ngăn nước mưa, lợp mái cho trần nhà, trồng cây dây leo,... 

    Giải pháp xử lý cho tường bị ẩm mốc 
    Sử dụng sơn chống thấm ngoài trời 
    Để khắc phục cho tường bị ấm mốc nên sử dụng sơn nước chống thấm Water bonre vừa tốt vừa dễ sử dụng và giá thành thi công lại rẻ và được nhiều người sử dụng cho các công trình lớn hay nhỏ. Bởi độ tiện lợi chống bám bề mặt của chống thấm gốc nước  có độ bám dính cao, chống ẩm cực kì tốt và chống kiềm.

    Cách sơn lại tường bị mốc cần chuẩn bị bề mặt
    - Loại bỏ các tạp chất, nước đọng, dầu nhớt, rêu và các lớp sơn cũ. Phải rửa sạch bề mặt và để khô hoàn toàn.

    - Các khe, góc nhỏ, vết nứt, đường nứt của bề mặt thi công cần được trám kín và tăng cường lớp sơn 

    - Đối với miệng ống thoát nước, để dễ thi công nên sử dụng băng keo bịt kín. Sau đó, sơn xung quanh bề mặt.

    Sơn lớp sơn phủ trên cùng
    - Khuấy kỹ trước khi sử dụng. Không nên pha loãng.

    - Lớp sơn lót: Cần tối thiểu một lớp. Thời gian khô khoảng 3 ~ 4 giờ.

    - Lớp phủ trên cùng: Yêu cầu tối thiểu hai lớp, (độ dầy sau khi sơn 2 lớp đạt 0.8mm). Sau khi sơn lớp thứ nhất khô (khoảng 3~4 giờ) tiếp tục sơn lớp thứ 2. Sau 6~8 giờ thì hoàn toàn khô ráo.

    * Lưu ý: Các vết nứt có kích thước lơn hơn 0.5mm cần phải được đắp vá phù hợp trước khi sơn.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline